Sáng 31/1, Công ty TNHH UMAC Việt Nam đã có buổi làm việc với Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nhằm thảo luận về chương trình, kế hoạch hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học giữa hai bên. Đi cùng đoàn có đại diện Công ty TNHH Công nghệ Thiết bị nâng hạ Nhật Bản (Công ty JCT). Hai công ty này đều trực thuộc tập đoàn SAIGA, lớn thứ 3 Nhật Bản về thiết bị máy móc nâng hạ và cần cẩu hạng nặng. Giám đốc Nguyễn Thị Lan cùng đại diện lãnh đạo ban Hợp tác quốc tế, Khoa học và Công nghệ, Quản lý đào tạo và Viện Đào tạo phát triển Cơ Điện tham gia đón tiếp đoàn.

leftcenterrightdel
Giám đốc Nguyễn Thị Lan trao đổi những nội dung chính của buổi làm việc 

Công ty TNHH UMAC Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thương mại hàng đầu của Nhật Bản về hệ thống máy móc chuyên dụng đa lĩnh vực. Với mong muốn phát triển các công nghệ nông nghiệp thông minh, công nghệ cao tại Học viện, trong buổi làm việc này, đại diện Công ty TNHH UMAC Việt Nam đã giới thiệu về đề án xây dựng mô hình đào tạo, nghiên cứu và sản xuất dịch vụ hợp tác giữa Học viện với Công ty. Mục tiêu chính của đề án là đào tạo nguồn nhân lực trình độ công nghệ cao về thiết kế chế tạo, khai thác sử dụng, quản lý và thương mại hệ thống máy, thiết bị, xe chuyên dụng; Nghiên cứu làm chủ công nghệ kỹ thuật cơ điện tử hệ thống truyền động cơ - điện - thủy lực trên máy, thiết bị, xe chuyên dụng và chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các sản phẩm công nghệ cao, phục vụ các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

leftcenterrightdel
Đại diện phía đối tác trình bày đề án hợp tác 

Với mục tiêu thiết thực như vậy, Công ty đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị xây dựng mô hình đào tạo, nghiên cứu và sản xuất; Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao về quản lý, khai thác sử dụng, thương mại hệ thống máy, thiết bị, xe chuyên dụng phục vụ yêu cầu trong nước và xuất khẩu, phối hợp cùng Học viện trong tuyển sinh, xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo theo mô hình định hướng nghề nghiệp (POHE); Nghiên cứu tiếp cận, thực hiện và làm chủ công nghệ thiết kế mạch truyền động và điều khiển thủy lực, khí nén, điện từ chủ động, thông minh, cải tiến, nâng cấp và duy trì trạng thái làm việc ổn định, tin cậy cho hệ thống máy, thiết bị, xe chuyên dụng; Ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ kỹ thuật, thương mại hóa sản phẩm máy, thiết bị, xe chuyên dụng trong sản xuất, chuyển giao công nghệ theo hướng hiệu quả và bền vững; tham gia vào các dự án khởi nghiệp với Học viện...

Trên phương diện hỗ trợ đắc lực cho Học viện trong việc triển khai thực hiện, sau khi xem xét những hiệu quả mà đề án đem lại, Giám đốc Học viện nhận định đây là một đề án khả thi, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, điều kiện và khả năng của Học viện và nhất trí với các phương án hợp tác giữa đôi bên. Tuy nhiên, trước khi đưa vào thực hiện, Giám đốc yêu cầu các Ban liên quan rà soát lại các hạng mục công việc, bố trí phù hợp điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực có trình độ và năng lực chuyên môn để phối kết hợp, có thể triển khai trong thời gian sớm nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng hi vọng vào sự hợp tác lâu dài với Công ty TNHH UMAC Việt Nam nhằm đem lại những lợi ích thiết thực cho đôi bên trong đào tạo, nghiên cứu và sản xuất dịch vụ.

leftcenterrightdel
 

 

Ban CTCT&CTSV