Giải mã lý do chọn Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVN) là trường đại học đào tạo đa ngành, đa bậc học, nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với cơ sở vật chất khang trang hiện tại, đội ngũ giảng viên có trình độ cao, HVN tự hào mang đến cho sinh viên môi trường học tập hiện đại, năng động, chuyên nghiệp và thân thiện. Theo các chuyên gia giáo dục, cựu sinh viên và sinh viên, hầu hết thí sinh chọn học tại HVN vì các lý do chính sau đây:
1. Trường đại học lâu đời, được Nhà nước quan tâm đầu tư và giao nhiệm vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiền thân là Trường Đại học Nông Lâm được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956. Trong 64 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã trải qua nhiều lần đổi tên: Học viện Nông Lâm, Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
|
|
Lịch sử phát triển Học viện |
Với những thành tích đã đạt được trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, Học viện đã vinh dự được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng trong thời kỳ đổi mới; Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương kháng chiến hạng Ba…
|
|
Thủ tướng Chính phủ trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ Hai cho thầy và trò Học viện |
|
Trong suốt chiều dài phát triển, Học viện đã đào tạo trên 100.000 kỹ sư/cử nhân, 10.000 thạc sỹ, gần 600 tiến sỹ. Nhiều sinh viên, học viên tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã và đang đảm nhận những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp.
|
|
Ông Nguyễn Xuân Cường –Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cựu sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam |
Học viện vinh dự được đón nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm và giao nhiệm vụ cho cán bộ, viên chức và sinh viên Học viện: Chủ tịch Hồ Chí Minh (1959), Tổng Bí thư Lê Duẩn (1959), Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng (1982), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1986), Tổng Bí thư Đỗ Mười (1996); Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (1998), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2015), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (2016), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (2018), Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng (2019), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng (2019), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình (2019)…
|
|
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đến thăm và làm việc với Học viện về góp ý dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục sửa đổi |
|
|
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đến thăm và làm việc với Học viện nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam |
2. Chất lượng đào tạo hàng đầu tại Việt Nam
Sứ mạng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức mới trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; đóng góp vào sự phát triển nền nông nghiệp và hội nhập quốc tế của đất nước.
Học viện luôn được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá và xếp hạng ở thứ bậc cao: đứng thứ 3 trong số các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam (bảng xếp hạng UniRank năm 2017), đứng thứ 7 trong các trường đại học tại Việt Nam (bảng xếp hạng Webometrics lần thứ nhất năm 2019), top 20 tổ chức có công bố quốc tế nhiều nhất tại Việt Nam (Bộ KH&CN công bố năm 2015)...
|
|
Bảng xếp hạng Webometrics năm 2017 |
Học viện là một trong hai trường đạt chất lượng kiểm định giáo dục đại học cao nhất. Đặc biệt, hai chương trình đào tạo tiên tiến của Học viện đạt chuẩn chất lượng khu vực Đông Nam Á (AUN-QA).
|
|
Chứng chỉ đạt kiểm định chất lượng của AUN-QA |
3. Trường đại học đa ngành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam là trường đào tạo đa ngành với 50 ngành đào tạo đại học chuẩn, 05 ngành đào tạo quốc tế, chất lượng cao. Học viện không chỉ đào tạo các ngành nông nghiệp, thủy sản, thú y mà còn đào tạo các ngành kinh doanh, kinh tế, quản lý, công nghệ kỹ thuật và khoa học xã hội. (Xem danh sách các ngành đào tạo)
Ngoài ra, từ năm 2018, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ký kết hợp tác đào tạo với Trường Đại học Quốc gia Kyung Pook (KNU), Đại học Chungnam (CNU) và Trường Đại học Emporia State, Mỹ (ESU). Sinh viên theo học chương trình đồng cấp bằng sẽ được cấp hai bằng đại học chính quy của Học viện và của KNU hoặc CNU hoặc ESU khi tốt nghiệp (Xem chi tiết chương trình đồng cấp bằng tại đây).
|
|
Học viện ký hợp tác với Trường Đại học Quốc gia Kyung Pook (KNU) chương trình đồng cấp bằng |
4. Đội ngũ giảng viên được đào tạo ở nước ngoài, dày dặn kinh nghiệm
Hiện tại, theo số liệu của Ban Tổ chức cán bộ, Học viện có 1.345 cán bộ viên chức, trong đó có 683 giảng viên, hơn 100 giáo sư, phó giáo sư, hơn 200 tiến sĩ, hơn 100 nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong giảng dạy, có năng lực nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, trên 80% giảng viên của Học viện được đào tạo ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hà Lan, Bỉ… Bên cạnh đó, giảng viên Học viện thường xuyên đi học tập, nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài.
Với năng lực của mình, giảng viên Học viện đã, đang và sẽ truyền thụ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cho người học, phát huy tư duy sáng tạo của người học trong học tập và nghiên cứu khoa học.
|
|
Thầy Nguyễn Trọng Tuynh say sưa giảng bài trên lớp |
|
|
Hai giảng viên của Học viện hoàn thành khóa đào tạo tiến sỹ tại Nhật Bản |
5. Cơ sở vật chất khang trang hiện đại
Là trường trọng điểm quốc gia, Học viện luôn được Nhà nước và các tổ chức quốc tế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Hiện tại, Học viện có 167 phòng học lý thuyết được trang bị máy tính, projector…, 184 phòng thí nghiệm với diện tích hơn 8000 m2.
|
|
Sinh viên thực hành tại phóng thí nghiệm |
Khu ký túc xá của Học viện khang trang, sạch sẽ đáp ứng nhu cầu của gần 4.000 sinh viên, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao hiện đại như: sân vận động, sân tennis, nhà thi đấu…
|
|
Sân vận động của Học viện Nông nghiệp Việt Nam |
Đặc biệt, năm 2017, Ban Giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản tín dụng 54,2 triệu đô la Mỹ để tăng cường năng lực nghiên cứu, giảng dạy cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nhờ đó, cơ sở vật chất của Học viện sẽ ngày càng khang trang, hiện đại.
|
|
Cơ sở vật chất của Học viện sau khi thực hiện xong dự án WB |
|
|
Cơ sở vật chất của Học viện sau khi thực hiện xong dự án WB |
6. Hoạt động ngoại khóa đa dạng, sôi nổi
Bên cạnh việc đào tạo kiến thức chuyên môn cho sinh viên, Học viện đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên như: tổ chức các giải thi đấu thể thao, chương trình văn hóa văn nghệ, cuộc thi tìm hiểu về Học viện…
|
|
Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Học viện tổ chức cho hơn 5000 đoàn viên cổ vũ các cầu thủ U23 Việt Nam |
Phù hợp với hình thức đào tạo tín chỉ, Học viện chỉ đạo Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên thành lập và quản lý 18 câu lạc bộ, đội, nhóm, 15 đội thanh niên tình nguyện… với hơn 2.000 đoàn viên tham gia.
|
|
Câu lạc bộ thanh niên vận động hiến máu Học viện |
7. Nhiều cơ hội học bổng/giao lưu sinh viên quốc tế
Để tạo điều kiện cho sinh viên phấn đấu vươn lên trong học tập, Học viện thực hiện đầy đủ các chính sách miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội, học bổng khuyến khích học tập. Bên cạnh đó, Học viện liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Mosanto, Cargill, Viettel, Đạm Cà Mau, Vietinbank, Agribank… trao học bổng cho sinh viên tài năng, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Theo số liệu thống kê của Ban Công tác Chính trị và Công tác Sinh viên, hàng năm, Học viện dành gần 30 tỷ đồng trao học bổng cho sinh viên.
Đối với tân sinh viên khóa 65, Học viện dành chương trình đặc biệt về học bổng/du học/đào tạo quốc tế/cơ hội việc làm gồm: học bổng khát vọng khởi nghiệp, học bổng em yêu VNUA, học bổng phát triển thủ đô xanh, học bổng tiên tiến, chất lượng cao…. Đặc biệt, 01 thủ khoa, 05 á khoa đầu vào của Học viện được cử đi du học toàn phần tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
|
|
Lễ trao học bổng sinh viên năm học 2017-2018 |
|
|
GS.TS. Nguyễn Thị Lan – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện trao học bổng cho sinh viên thủ khoa, á khoa đầu vào năm 2018 |
|
|
|
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh và GS.TS. Nguyễn Thị Lan – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện trao học bổng cho sinh viên thủ khoa, á khoa đầu vào năm 2019 |
Bên cạnh chính sách học bổng, Học viện quan tâm đến trao đổi sinh viên quốc tế, cử các đoàn sinh viên sang giao lưu/thực tập sinh tại các trường đại học/các doanh nghiệp uy tín trên thế giới, đồng thời đón tiếp các đoàn sinh viên quốc tế sang giao lưu tại Học viện.
|
|
Sinh viên HVN tham gia chương trình trao đổi sinh viên quốc tế tại Thái Lan |
8. Cơ hội việc làm rộng mở
Sinh viên tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước; trung tâm nghiên cứu; công ty, tập đoàn trong nước và quốc tế; các trường đại học, cao đẳng; các tổ chức quốc tế phi chính phủ, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội…
Học viện đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn nổi tiếng để cấp học bổng và ưu tiên tuyển dụng sinh viên Học viện khi tốt nghiệp như: Công ty CP Thuốc Thú y Đức Hạnh Marphavet, Công ty CP Thuốc Thú y Đức Hạnh Marphavet, Công ty CP Giống cây trồng Trung Ương, Công ty CP Thuốc Thú y Trung Ương 5… (Xem danh sách các doanh nghiệp, đơn vị có quan hệ hợp tác với Học viện tại đây ). Hàng năm, Học viện giải quyết việc làm cho gần 6.000 sinh viên. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Quan hệ Công chúng và Hỗ trợ Sinh viên, trên 90% sinh viên của Học viện có việc làm trong 6 tháng sau khi tốt nghiệp.
|
|
Ngày hội việc làm – Giải quyết việc làm cho gần 6.000 sinh viên/1 năm |
9. Hệ thống học liệu phong phú
Học viện có thư viện hiện đại với hơn 2.000m2, 100% máy tính được kết nối internet, trên 30.000 đầu sách (khoảng 250.000 bản), hơn 100 đầu báo, tạp chí các loại, 15 cơ sở dữ liệu trực tuyến sách, tạp chí điện tử, truy cập thông qua phần mềm quản lý thư viện điện tử. Ngoài ra, thư viện Học viện còn kết nối với thư viện các trường đại học, trung tâm thông tin trong và ngoài nước để gia tăng nguồn học liệu, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên.