Bầu đất ươm cây dùng túi là sản phẩm đã và đang được sử dụng phổ biến trong công việc ươm cây hiện nay. Sản phẩm được tạo ra từ các nguyên liệu thông thường sẵn có, được nghiền trộn theo kích thước và tỷ lệ thích hợp với các loại cây trồng, được định lượng theo yêu cầu và chứa trong túi bằng nilon, bầu đất được sản xuất hàng loạt trên hệ thống máy đồng bộ gồm máy nghiền, máy trộn nguyên liệu, máy tạo bầu dùng túi do Viện phát triển công nghệ Cơ – Điện, Học viện nông nghiệp Việt Nam thiết kê chế tạo.

1. Giới thiệu máy tạo bầu và sản phẩm bầu đất dùng túi

Máy dùng để tạo ra các bầu chứa giá thể trong các túi có kích thước được tính toán theo yêu cầu cây trồng. Đầu vào của máy gồm đất, phân bón, hom giống cây trồng và túi chứa giá thể dạng cuộn; đầu ra là các bầu ươm dạng túi, có kết cấu và thông số kỹ thuật theo yêu cầu, đã được tra hom giống. Bầu ươm dùng túi được sử dụng để ươm cây theo phương pháp giâm hom, yêu cầu kích thước lớn, thời gian ươm trồng kéo dài, bầu ươm được sản xuất hàng loạt bằng máy có chất lượng đồng đều, năng suất cao, chi phí sản xuất giảm.

leftcenterrightdel
 

Máy có khả năng tạo bầu ươm cây theo phương pháp giâm hom cho một số loại cây trồng lâm nông nghiệp. Với tần số làm việc thiết kế 500 chu kỳ/phút, năng suất giờ thuần túy lý thuyết của máy khi đóng bầu cho hai nhóm hạt tương ứng sẽ là 2000 bầu/giờ. Máy thực hiện đồng thời các công đoạn dán đáy, đục lỗ, cắt túi, định lượng và nạp giá thể vào túi, năng lượng sử dụng là điện xoay chiều, 1 pha, tổng công suất 2 kW, trong đó cho động cơ điện 2,5 kW, cho máy nén khí 1,5 kW. Máy cần 3 người phục vụ, trong đó 1 người chuyên nạp giá thể, 1 người tra hom vào bầu chuyển ra theo bang tải, 1 người chuyển khay đã đầy bầu ra khỏi máy và nạp khay không vào vị trí đón bầu.

Bầu đất được sản xuất bằng máy có kết cấu dạng lập phương, kích thước Φ6 x 16 cm, thành phần bầu gồm đất, giá thể, phân bón được định lượng và trộn đều theo tỷ lệ quy định.

Với kết cấu, thành phần và trọng lượng được tính toán, thử nghiệm thực tế, bầu đất có khả năng đảm bảo điều kiện sinh trưởng và phát triển cho cành giâm và cây giống trong thời gian dài. Kết cấu dạng túi giúp cho quá trình vận chuyển, ươm trồng cây thuận lợi và có thể tách dễ dàng riêng từng bầu khi trồng cây.

2. Xác định thành phần, tỷ lệ giá thể phối trộn, lực ép, độ ẩm nguyên liệu làm bầu, kết cấu, kích thước bầu

a. Xác định cây trồng thử nghiệm và các yêu cầu nông học

Cây trồng thử nghiệm trong giai đoạn ươm cây có sử dụng bầu dạng túi được lựa chọn là các loại cây trồng phổ biến, số lượng lớn trong sản xuất nông, lâm nghiệp là cây cúc, keo lai và cây chè.

- Cây hoa cúc:

Để nhân giống tốt nên chọn những cây giống tốt, sạch bệnh, thường sau trồng khoảng 10 – 12 ngày, tiến hành bấm ngọn lần 1 và sau 20 ngày nữa bấm ngọn lần 2, cần lưu ý điều khiển giữa lần bấm ngọn thứ nhất và thứ hai vì sau vài ngày bấm ngọn lần 1 sẽ có nhiều nhánh xuất hiện. Khi mầm dài từ 12 – 15 cm, chi lấy 3 nhánh phát triển tốt nhất, số còn lại loại bỏ hết. Sau 25 ngày kể từ khi bấm ngọn lần 2, tiến hành cắt cành lần 1. Như vậy, mỗi cây mẹ sẽ cắt được 3- 4 cành. Sau đỏ tiếp tục cắt lần 2, lần 3, mỗi lần cách nhau khoảng 25 ngày. Với kỹ thuật như vậy trong 1 vụ (thời gian khoảng 4 tháng) trên 1 ha có thể thu được 4 triệu cành giâm có chất lượng tốt, lượng cành giống này đủ trồng cho 10 ha trong vườn sản xuất. Sau 3 – 4 lần cắt như vậy, cây mẹ già ta có thể thay thế hoặc chăm sóc cải tạo để làm trẻ hoá vườn cây.

Đối với cây thân mềm như cúc, chỉ càn giâm chồi ngọn vào cát ẩm có che lợp 7 – 10 ngày, cây ra rễ răng cá là đem trồng được. Thời vụ giâm cúc có thể quanh năm nhưng thuận lợi nhất là vào mùa xuân vì thời tiết lúc này ấm áp, có mưa phùn, độ ẩm không khí cao, cành giâm đỡ mất nước.

Ở các thời vụ khác vẫn giâm được cúc nhưng phải chú ý điều kiện thời tiết lúc đó mà có các biện pháp kỹ thuật thích họp cho cành giâm ra rễ tốt nhất. Ở mùa hè nhiệt độ cao, mưa nhiều phải có giàn che để tránh mưa to và ánh sáng trực xạ mạnh. Thu đông hanh khô phải tưới ẩm, tưới phun thường xuyên.

Đối với cây thân mềm như cúc, chỉ càn giâm chồi ngọn vào cát ẩm có che lợp 7 – 10 ngày, cây ra rễ răng cá là đem trồng được. Thời vụ giâm cúc có thể quanh năm nhưng thuận lợi nhất là vào mùa xuân vì thời tiết lúc này ấm áp, có mưa phùn, độ ẩm không khí cao, cành giâm đỡ mất nước.

Chọn cành giâm tốt, không bị sâu bệnh, tốt nhất là chọn những ngọn bánh tẻ để giâm. Nếu cành non, mềm và quá ngắn dễ chết và mất nước, dễ bị thối trước khi mọc rễ hoặc cây sẽ mọc yếu. Cành già thì không đủ dinh dưỡng nuôi ngọn trong thời gian cây chưa ra rễ hoặc cây con lớn chậm hoa ra sẽ nhỏ.

Tiêu chuẩn cành giâm có khoảng 3 – 4 lá, dài từ 5 – 7 cm, từ những cây mẹ sinh trưởng phát triển tốt để đạt hiệu quả nhân giống tốt nhất. Sau khi cắt ngọn ở cây mẹ đem giâm liền trong ngày, tốt nhất là giâm vào lúc chiều tối, không nên để qua ngày sau. Ngọn giâm cần cắt vát gần sát mắt để tăng diện tích tiếp xúc với đất trong bầu, nước, kích thích cây mau ra rễ.

Nên chọn ngày mát trời để cắt ngọn giâm, nên cắt vào buổi sáng sớm khi cây còn đang sung nhựa, những ngọn vừa cắt đưa ngay vào chỗ giâm mát. Tưới nước nhẹ, cắt sửa lại ngọn trước khi giâm. Sau khi giâm phải che kín gió, che ánh sáng khoảng 5 – 7 ngày để tạo bóng tối cho cành giâm mau phát sinh rễ non.

Để nhân giống có 2 cách giâm cành, giâm khô là cách giâm cắm ngọn giâm trước và tưới đẫm nước sau, còn giâm ướt thì tưới đẫm trước và cắm ngọn giâm sau. Thời gian ra rễ của cành giâm dài ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào từng giống và từng thời vụ nhưng khoảng từ 10 – 15 ngày.

- Cây keo lai:

Cắt tạo chồi cho cây giống Tạo chồi lần đầu cho cây giống bằng cách dùng kéo sắc cắt ngang cây ở độ cao cách mặt đất 70 cm. Gốc cây đã cắt được khử trùng bằng thuốc Ben lát – C nồng độ 0,15% (1,5g thuốc pha trong 1 lít nước) hoặc Ben lát-C nồng độ 0,3%. Việc cắt tạo chồi lần đầu cho cây giống nên kết hợp với việc lấy hom giâm để tận dụng hom.

Kỹ thuật cắt cành và giâm hom Dùng kéo hoặc dao sắc để cắt cành từ vườn giống lấy hom. Việc cắt cành phải tiến hành vào buổi sáng. Cành đã cắt phải được bảo quản nơi râm mát hoặc ngâm gốc cành vào nước. Khi cắt cành phải để lại ở phần gốc ít nhất 2 đôi lá hoặc 2 chồi ngủ. Những cành có nhiều chồi phụ chưa thể làm hom thì cần được giữ lại để cắt lần sau. Tùy mức độ phát triển của cành mà quyết định thời gian cắt đợt tiếp theo.

Cắt cành đầu vụ thì sau đó 1 - 1,5 tháng có thể cách 15 - 20 ngày cắt một lần. Cắt cành xong phải dọn vệ sinh gốc bằng cách phun Ben lát – C với nồng độ 0,15%, xới xáo đất quanh gốc và bón thúc, nếu trời khô hanh phải tưới nước đủ ẩm cho cây. Cành đã cắt ra sẽ dùng kéo sắc cắt thành hom để giâm. Chiều dài hom 4 - 7cm, mỗi hom có 1-2 lá và phải cắt bớt 2/3 diện tích phiến lá.

Hom đã cắt được ngâm ngay vào dung dịch Ben lát – C với nồng độ 0,15% trong 1 giờ, sau đó vớt ra chấm vào hỗn hợp có chứa chất kích thích ra rễ IBA (400 ppm) và cấy ngay vào chính giữa bầu đã chuẩn bị sẵn trên luống giâm, mỗi bầu cấy 1 hom. Độ sâu cấy hom khoảng 2 - 3 cm.

Hom cắt lần nào phải cấy ngay lần ấy, không được để hom qua đêm. Thành phần túi bầu gồm mùn dừa 30% và đất phù sa 70%. Túi vô bầu nên chọn túi nilon có kích thước 12 mm x 7 mm được đục 4 – 6 lỗ. Trước khi cấy phải phun Ben lát-C 0,3% vào luống bầu để khử trùng.

Mùa giâm hom Mùa giâm hom phụ thuộc vào mùa trồng cây của từng vùng. Ở Phú Yên mùa giâm hom thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9. Nguyên tắc chung là giâm hom phải được thực hiện trước khi trồng rừng 3 tháng, nếu giâm hom trước quá lâu thì phải có biện pháp hãm cây

Chăm sóc hom giâm và cây hom - Tưới ẩm cho hom giâm bằng hệ thống tưới phun tự động. Giai đoạn đầu giâm hom, thời gian giữa hai lần phun cách nhau 2-3 phút mỗi lần phun từ 15-20 giây. Giai đoạn hom có rễ và có lá mới, thời gian giữa hai lần phun cách nhau 3- 4 phút, mỗi lần phun từ 15-20 giây. Sau đó khoảng cách giữa 2 lần phun giảm dần. - Sau khi giâm hom 1,5 - 2 tháng thì tiến hành đảo bầu và lựa cây, xếp cây có chiều cao tương đồng theo cùng khu vực. Khi đảo bầu, phải lợp lưới che nắng. Khi cây đã sống ổn định thì tháo bỏ lưới che và chăm sóc cây.

Định kỳ 15 ngày xới đất phá váng 1 lần, nhổ sạch cỏ, tưới thúc bằng NPK nồng độ 1% và tưới đủ ẩm tuỳ theo điều kiện thời tiết cụ thể. Phun thuốc dung dịch Benlát – C 0,15% hoặc Benlát - C 0,3% định kỳ 10 ngày 1 lần để phòng nấm cho cây con. Trong quá trình nuôi cây hom phải kịp thời bấm tỉa các chồi bất định, trên mỗi cây hom chỉ để một chồi phát triển.

- Cây chè:

Giâm cành chè là biện pháp nhân giống vô tính, từ một đoạn cành chè bao gồm 1-2 lá cùng với chối nách (hom chè) đem giâm trên một nền vật liệu (đất, cát...) để tạo thành cây mới.

Môi trường cắm hom chè thường dùng là một loại đất xốp có thành phần có giới trung bình và độ chua thích hợp pHkcl từ 4,5-5,5. Từ vết cắt hom chè sau khi giâm cành xuống đất, nó sẽ hình thành màng mộc thiêm để chống sự xâm nhập của vi sinh vật, dần dần tạo thành mô sẹo và từ đó mọc ra rễ đầu tiên, mầm nách của hom chè cũng được phát triển từng bước cùng với sự phát triển của bộ rễ, đầu tiên là lá vảy ốc mở, sau đó đến các lá cá và lá thật, để tạo thành cây chè hoàn chỉnh. Nếu để mầm phát triển sớm hơn phát triển rễ là không có lợi cho cây chè giâm do đó phải điều chỉnh sinh trưởng cân đối mầm và rễ.

Đối với những giống tốt khó giâm cành có thể khắc phục bằng cách sử dụng chất kích thích sinh trưởng để giâm cành như: IAA hoặc IBA và NAA. Tại Viện nghiên cứu chè đã nghiên cứu chất kích thích làm tăng tỷ lệ xuất vườn đối với giống chè 1A (giống khó ra rễ), thí nghiệm đã dùng IAA nồng độ 4000-6000ppm làm tăng tỷ lệ xuất vườn 24,8% so với đối chứng.

Trước khi cắt cành để lấy hom giâm 10-15 ngày cần tiến hành bấm ngọn cành để cho những đoạn hom phần ngọn cứng cáp và kích thích mầm nách hoạt động.

Đất đóng bầu cần tơi xốp, có thành phần cơ giới trung bình, ở miền Bắc đất thường có màu đỏ nâu, còn ở miền Nam (Bảo Lộc) đất có màu xám, trước khi lấy đất cần gạt tầng đất mặt từ 10 -20 cm. Đất được đập nhỏ qua sàng (đường kính viên đất nên nhỏ hơn 0,5cm) có điều kiện phơi khô nỏ càng tốt.

Túi bầu là túi PE có kích thước 10x18 cm đục 6-8 lỗ và hàn đáy, trong 1 m2 luống chè có thể xếp được 150 bầu. khi đưa đất vào túi bầu phải nhồi chặt, xếp bầu vào luống thật đứng và sít vào nhau, dùng tre nứa nẹp xung quanh luống, giữ bầu đứng không nghiêng, không đổ.

Chọn cành khoẻ không sâu bệnh, độ dài và đường kính hom tuỳ theo giống, đường kính hom từ 4-6mm, đoạn cành dài từ 4-6 cm (giống PH1), đường kính hom từ 2,0 đến 3,5mm, đoạn cành dài 3-5cm (các giống chè LDP1, LDP2). Yêu cầu màu sắc của hom khi cắm tuỳ thuộc vào giống, giống PH1 yêu cầu màu xanh, nhưng TRI 777 và các giống chè LDP1, LDP2 lại có lá màu nâu sáng. Cành chè khi cắt cần nguyên vẹn, tránh giập lá, gãy cành. dùng kéo sắc cắt hom (cành đưa về cắt và cắm ngay là tốt nhất), mỗi hom có một phần mầm nách còn nguyên vẹn không dài quá 0,5cm. Trường hợp cần vận chuyển hom đi xa thì nhất thiết phải bảo quản trong túi PE dày 0,5 mm, kích thước túi 100x80cm, đựng 3000-4000 hom/túi buộc kín phun ẩm bảo quản được 5 - 10 ngày. Khi vận chuyển hom bằng ô tô cần phải làm giá đỡ nhiều bậc, để mỗi bậc chỉ xếp một lượt túi tránh chồng lên nhau làm cho hom giập nát.

Trong khi cắt hom thường phân thành loại 1, loại 2 (có thể là A,B) để thuận tiện cho quá trình chăm sóc sau này.

Với giống PH1: Loại A hom bánh tẻ có một lá mầm và một mầm nách dài 1-5cm, đường kính hom trên 4mm. Loại B hom bánh tẻ có một lá và một mầm nách dài 5 cm ngắt ngọn, đường kính hom trên 4mm.

Trước khi cắm hom chè có thể xử lý bằng sunfat đồng (CuSO4) 0,1% để trừ nấm bệnh.

Cắm hom: trước khi cắm hom, bầu đất cần được tưới ẩm 80-85%, hom chè được cắm thẳng đứng, lá xuôi theo chiều gió, cuống lá gần sát đất. Không cắm sâu quá mầm dễ bị thối, sau khi cắm xong phải tưới ẩm ngay, tốt nhất là tưới dưới dạng sương mù.

Nhận xét:

b. Xác định thành phần, tỷ lệ giá thể phối trộn làm bầu

- Cây hoa cúc:

Giá thể dùng để giâm là 100% trấu hun. Điều này sẽ thuận lợi trong việc giữ nước và thoát nước hơn giá thể được phối trộn theo tỉ lệ: 50% đất + 50% trấu hun. Đất yêu cầu tơi xốp, nhiều mùn và phơi ải xới xáo nhiều lần. Đặc biệt đất phải thoát nước, cỏ thể dùng đất thịt nhẹ, đất bùn ao hoặc đất cát pha tuỳ theo thời vụ giâm. Trước khi giâm, đất phải được xử lý hoá chất để diệt nấm, vi khuẩn. Có thể dùng focmon, TMTD hoặc vôi xử lý đất trước 5 – 7 ngày. Ngoài ra đất phải thông thoáng, đủ ẩm nhưng không được ứ nước để tạo điều kiện cho rễ phát triển, tránh làm đất quá mượt như bột, khi tưới mặt đất sẽ chóng kết váng do khe hở giữa các hạt đất bị bết lại gây khó khăn cho việc ra rễ của cành giâm. Trước khi nạp giá thể vào bầu, nên tưới nước đạt đổ ẩm 70-80% là đạt yêu cầu. Giá thể phải sạch, được xử lý qua một số mầm bệnh.

- Cây keo lai:

thành phần ruột bầu ươm cây gồm 80% đất tầng B + 20% phân hữu cơ đã hoai (phân chuồng, phân xanh, phân rác), hoặc đất phù sa + 1% lân. Đất làm ruột bầu được nghiền, sàng nhỏ trộn đều với phân và tiến hành đóng bầu. Bầu đất đóng xong được xếp đứng, thẳng hàng theo từng luống có chiều rộng 0,8 – 1 m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống là 0,4 m.

- Cây chè:

Đất đóng bầu cần tơi xốp, có thành phần cơ giới trung bình, ở miền Bắc đất thường có màu đỏ nâu, còn ở miền Nam (Bảo Lộc) đất có màu xám, trước khi lấy đất cần gạt tầng đất mặt từ 10 -20 cm. Đất được đập nhỏ qua sàng (đường kính viên đất nên nhỏ hơn 0,5cm) có điều kiện phơi khô nỏ càng tốt.

Túi bầu là túi PE có kích thước 10 x18 cm đục 6-8 lỗ và hàn đáy, trong 1 m2 luống chè có thể xếp được 150 bầu. khi đưa đất vào túi bầu phải nhồi chặt, xếp bầu vào luống thật đứng và sít vào nhau, dùng tre nứa nẹp xung quanh luống, giữ bầu đứng không nghiêng, không đổ.

Nhận xét:

Thành phần, tỷ lệ giá thể phối trộn làm nguyên liệu bầu đất ươm cây được xác định qua các yêu cầu cụ thể đối với các loại cây trồng khác nhau để đảm bảo tạo ra môi trường sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho cây giống. Nhìn chung, các thành phần cơ bản của nguyên liệu tạo bầu thường là đất được nghiền nhỏ, phân vi sinh, phân hữu cơ ủ hoai mục, phế phụ phẩm nghiền nhỏ với các tỷ lệ khác nhau phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây trồng.

c. Xác định khối lượng, kết cấu, độ ẩm và kích thước bầu

Khối lượng bầu đất được xác định dựa trên yêu cầu về thời gian sinh trưởng, thành phần, tỷ lệ giá thể phối trộn của nguyên liệu làm bầu. Nguyên liệu sau phối trộn được đưa vào trong bầu dạng túi hình trụ có dán đáy và đục lỗ xung quanh, kích thước bầu được tính toán có thể chứa lượng nguyên liệu cần thiết + phần không gian trống khoảng 10% thể tích túi. Nguyên liệu làm bầu thường có độ ẩm thấp <25%, được tạo ẩm (tưới) sau khi giâm hom.

- Cây hoa cúc:

có thời gian ươm cây ngắn, khoảng 10 – 15 ngày, do yêu cầu chỉ cần cây ra rễ là có thể đem trồng nên khối lượng và kích thước bầu đất nhỏ, thành phần nguyên liệu chủ yếu là đất mùn hoặc cát pha nghiền nhỏ. Theo tính toán khối lượng nguyên liệu làm bầu cần thiết khoảng 25 g/bầu. như vậy thể tích túi chứa nguyên liệu được tính toán:

Vtúi = m/ρ + 10% = 25 g/1,2 g/cm3 = 20,8 + 2,08 = 22,88 cm3

Kích thước túi: túi có dạng trụ, hàn đáy, đục lỗ xung quanh

Đường kính 3 cm, chiều cao 3,24 cm.

Do có khối lượng, kích thước bầu nhỏ, việc sử dụng bầu có túi chi phí nhiều công lao động, năng suất thấp. Qua một số thử nghiệm sử dụng bầu đất không túi để giâm cành cây hoa cúc cho kết quả rất khả quan về khả năng sinh trưởng, phát triển của cây giống trong giai đoạn ươm và trồng cây giống, giảm chi phí trong công việc tạo bầu, thuận tiện trong công việc chăm sóc, vận chuyển và trồng cây. Công việc thử nghiệm bầu đất không túi để giâm hom một số loại cây nông lâm nghiệp như cây hoa cúc, keo lai..vv, vẫn đang được tiếp tục, các kết quả bước đầu rất khả quan, đã hình thành được một số cơ sở cho các đề xuất cải tiến hoàn thiện hệ thống máy tạo bầu không dùng túi trước đây chỉ đơn thuần phục vụ cho phương pháp gieo hạt.

d. Thử nghiệm quy trình sản xuất bầu trên máy

Quy trình sản xuất bầu đất ươm cây không dùng túi được thực hiện trên hệ thống máy đồng bộ, gồm các công đoạn theo sơ đồ dưới đây

leftcenterrightdel
 

- Xác định đối tượng ươm trồng và các yêu cầu nông học

Bên canh một số đặc điểm, yêu cầu chung trong quá trình ươm trồng, các loại cây trồng khác nhau đều có sự khác biêt về yêu cầu nông học. Việc xác định đối tượng và các yêu cầu nông học đặc thù là cần thiết để hình thành các cơ sở cho các công đoạn tiếp theo của sản xuất bầu đất bao gồm: thời gian ươm trồng, thành phần, lượng phân bón cần thiết, lượng nước tưới,..vv, để tính toán xác định thành phần, tỷ lệ nguyên liệu, khối lượng, độ ẩm của bầu đất và các chế độ làm việc của hệ thống máy sản xuất bầu.

Với đối tượng cây trồng có yêu cầu nông học cụ thể, sẽ xác định được kết cấu, thông số và yêu cầu kỹ thuật sản xuất bầu đất, cụ thể là:

+ Thành phần, tỷ lệ nguyên liệu làm bầu: thông thường là 70% đất nghiền, 25% phân vi sinh, 5% giá thể nghiền. Nếu tỷ lệ có sự thay đổi, cần ưu tiên thành phần đất không nhỏ hơn 60% để đảm bảo sự liên kết các thành phần của bầu đất.

+ Điều chỉnh, xây dựng chế độ làm việc hợp lý cho máy sản xuất bầu đất.

- Chuẩn bị nguyên liệu (đất, giá thể, phân bón)

Đất: chọn loại đất màu, pha cát hoặc thịt nhẹ, nên dùng đất ở tầng cách mặt đất 40 cm để hạn chế cỏ, mầm bệnh và tạp chất trong đất. Đất nghiền nhỏ tới kích thước <0.5 cm bằng máy nghiền.

Cát: thường lấy cát vàng, được sàng lấy cát mịn

Giá thể: là phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, trấu..), phân chuồng được ngâm ủ hoai mục hoặc nghiền nhỏ tới kích thước <1 cm

Phân vi sinh: lựa chọn loại phân thương phẩm phù hợp, số lượng theo yêu cầu. Lượng giá thể được tính toán và chuẩn bị đầy đủ theo thời gian hoặc số lượng cần sản xuất theo yêu cầu.

Công thức tính lượng nguyên liệu cần thiết

Lượng nguyên liệu = Khối lượng 1 bầu X số lượng bầu đất

Từ lượng nguyên liệu xác định được, tính toán các thành phần của nguyên liệu theo tỷ lệ yêu cầu.

Máy nghiền nguyên liệu

Máy nghiền có bộ phận làm việc kết cấu dạng búa, chuyển động quay khi làm việc và thực hiện việc làm nhỏ vật liệu (đất hoặc giá thể). Máy nghiền sử dụng động cơ điện 1 pha, công suất 2.2 kW.

leftcenterrightdel
 

Quy trình vận hành:
- Chuẩn bị máy: làm sạch, mở nắp máy kiểm tra, xiết chặt lại các mối liên kết bu lon giữa búa đập và đĩa. Kiểm tra độ căng truyền động đai, dùng ngón tay ấn vào vị trí giữa 2 puli, độ trùng khoảng 0.5 cm là được, nếu đai quá trùng thì điều chỉnh bằng cách nới bu lon hãm động cơ điện và dịch chuyển động cơ để đai đạt độ căng cần thiết.
- Chuẩn bị vật liệu: vật liệu đất hoặc giá thể phải có độ ẩm theo yêu cầu, đất tối thiểu 30 %, giá thể tối thiểu 15%, vật liệu có thể làm nhỏ sơ bộ trước khi đưa vào nghiền.
- Khởi động máy, để máy chạy không đạt các thông số làm việc trước khi đưa nguyên liệu vào nghiền
- Trong quá trình nghiền cần cấp liệu đều, tránh đưa các loại vật liệu cứng (gạch, đá..) hoặc giá thể quá dài vào máy. Khi có biểu hiện kẹt máy, cần dừng máy, ngắt điện để xử lý.
- Để nghiền các loại vật liệu khác nhau cần thay đổi tốc độ quay của bộ phận nghiền bằng cách thay đổi puli của truyền động đai
- Cần 02 người để thực hiện công việc, một người vận hành máy và cấp liệu, một người chuyển vật liệu đã nghiền.

Sau khi hoàn thành công việc, cần làm sạch máy, tra mỡ vào các ổ đỡ trước khi cất máy.

- Trộn đất, giá thể, phân bón

Đất, giá thể nghiền nhỏ hoặc phân chuồng hoai mục và phân vi sinh được định lượng theo tỷ lệ đã được tính toán xác định phù hợp với tính chất đất và yêu cầu của đối tượng ươm trồng

Ví dụ: nguyên liệu làm bầu ươm cây được trộn theo tỷ lệ 5:3:2 (5 cát:3 đất:2 phân). Tỷ lệ này có thể thay đổi khi đất đóng bầu có nhiều cát, ngoài ra bổ sung thêm trung bình 10 kg vôi bột cho 1 m3 đất để khử mầm bệnh, lượng vôi nhiều hay ít tùy thuộc vào tính chất của đất được sử dụng làm hỗn hợp đóng bầu.nguyên liệu làm bầu ươm cây được trộn theo tỷ lệ 5:3:2 (5 cát:3 đất:2 phân). Tỷ lệ này có thể thay đổi khi đất đóng bầu có nhiều cát, ngoài ra bổ sung thêm trung bình 10 kg vôi bột cho 1 m3 đất để khử mầm bệnh, lượng vôi nhiều hay ít tùy thuộc vào tính chất của đất được sử dụng làm hỗn hợp đóng bầu.

Hỗn hợp nguyên liệu gồm đất, cát, phân không được quá ẩm (<20%), nếu hỗn hợp quá khô cần bổ sung thêm nước để đạt được độ ẩm cần thiết.

Nguyên liệu sử dụng để ươm cây chè là hỗn hợp gồm 70% đất và 30% phân hữu cơ hoai mục. Đất láy ở độ sâu 30 cm, được phơi ải và nghiền nhỏ kích thước <1 cm.

Nguyên liệu sử dụng để ươm cây keo, bạch đàn, thông là hỗn hợp 94% đất; 5% phân chuồng hoai mục và 1% supe lân. Hỗn hợp nguyên liệu ươm cây mỡ là 85% đất; 10% phân chuồng hoai mục; 4% đất hun và 1% supe lân.

Đất sử dụng nên lấy ở độ sâu 30 cm, dưới tán rừng các loại cây ươm trồng, được phơi ải, nghiền nhỏ kích thước 0,5 – 1 cm.

Máy trộn nguyên liệu

Máy trộn nguyên liệu có bộ phận công tác dạng vit xoắn 2 mối ren với bước xoắn khác nhau để tạo ra sự xáo trộn nguyên liệu liên tục, ổn định và chi phí công suất thấp khi hoạt động.

leftcenterrightdel
 

Quy trình vận hành
- Chuẩn bị máy: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật bộ phận làm việc, truyền động xích, hộp số và động cơ điện
- Chuẩn bị nguyên liệu: nguyên liệu cần chuẩn bị với khối lương và thành phần được định lượng vừa đủ theo yêu cầu, độ ẩm đất yêu cầu <25%
- Khởi động máy và lần lượt đổ các thành phần vật liệu vào thùng, lưu ý thành phần vật liệu có khối lượng lớn đổ trước, sau khi đổ xong vật liệu, cho máy làm việc khoảng 5 phút mới thực hiện thoát liệu.
- Thực hiện công việc cần 01 người vận hành, cấp và thoát liệu.
- Sau khi hoàn thành công việc, cần làm sạch máy, tra mỡ vào các ổ đỡ trước khi cất máy.

- Tạo bầu

Chuyển hỗn hợp sang máy đóng bầu, kiểm tra điều chỉnh các bộ phận làm việc, chạy thử, kiểm tra chất lượng bầu đất đạt yêu cầu trước khi làm việc.

- Tra hom

Bầu sau khi được nạp hỗn hợp được chuyển xướng bang tải để tra hom và xếp khay

- Xếp khay

Số lượng khoảng 20 - 25 bầu, chuyển sang khu vực ươm cây hoặc phơi khô để dự trữ (bầu chưa giâm hom)

Quy trình sử dụng máy

- Chuẩn bị máy, nguyên liệu đóng bầu, hạt giống

Nguyên liệu chuẩn bị là các thành phần đất, phân bón và cát được nghiền nhỏ, trộn đều theo tỷ lệ thích hợp và làm ẩm theo yêu cầu (20 %). Chú ý lượng nguyên liệu cần chuẩn bị đầy đủ cho một buổi làm việc hoặc theo số lượng bầu đất yêu cầu, theo công thức:

Lượng nguyên liệu chuẩn bị = Khối lượng 1 bầu x Số lượng bầu

Căn cứ vào tỷ lệ Đất – Phân – Cát của bầu đất, sẽ xác định được khối lượng của các thành phần cần chuẩn bị.

Các thành phần nguyên liệu được nghiền nhỏ tới kích thước <5 mm, định lượng theo yêu cầu, trộn đều và tạo ẩm đạt khoảng 20%. Độ ẩm của nguyên liệu có thể xác định một cách tương đối bằng cách dùng tay nắm một lượng nguyên liệu sau khi đã trộn đều, khi buông tay nhận được khối nguyên liệu không có sự liên kết định hình, tách rời như ban đầu.

Hom giống cần chuẩn bị đầy đủ về số lượng cần gieo, được sắp xếp phân loại theo trật tự thuận tiện cho công việc tra hom vào bầu..

- Chuẩn bị máy

Máy được làm sạch, tra dầu mỡ vào các vị trí ổ đỡ, thanh trượt, kiểm tra dây điện, công tắc nguồn điện. Chạy thử và làm các điều chỉnh cần thiết như bộ phận dán, cắt, đục lỗ túi, định lượng nguyên liệu, nạp nguyên liệu, bang tải bầu..vv.

Nạp nguyên liệu vào vít tải, điều chỉnh bộ phận định lượng nguyên liệu.

Chạy thử, kiểm tra các thông số kỹ thuật của bầu đất và sự đồng đều ổn định của bộ phận dán đáy túi, thực hiện các điều chỉnh cần thiết.

Vận hành máy cần 3 người, một người chuyên nạp nguyên liệu, điều chỉnh, tắt dừng máy khi cần thiết, người thứ 2 tiếp nhận bầu và tra hom trên băng tải, người thứ 3 phụ trách đầu ra, xếp khay nhận bầu đất, chuyển và thay khay đầy, xếp khay lên xe và chuyển tới vườn ươm hoặc sân phơi, nhà lưu trữ bầu.

Trong quá trình vận hành, nếu xảy ra sự cố tắc, kẹt hoặc dán đáy túi không đều, cần dừng máy để xử lý, điều chỉnh.

Kết thúc công việc cần cho máy chạy hết lượng nguyên liệu trong thùng, thu lượng hom thừa và làm sạch máy trước khi cất giữ.